Search
Close this search box.

CÓ MỘT NGÔI CHÙA MANG TÊN ‘ĐẠI LỘC’ NƠI ĐẤT PHẬT

CÓ MỘT NGÔI CHÙA MANG TÊN ‘ĐẠI LỘC’ NƠI ĐẤT PHẬT

Những ngôi chùa Việt Nam thân thương ở xứ người:

CÓ MỘT NGÔI CHÙA MANG TÊN ‘ĐẠI LỘC’ NƠI ĐẤT PHẬT

Chúng mình bước thấp bước cao qua con đường làng quanh co dẫn vào chùa Đại Lộc, lúc chiều đã sẩm sẩm tối. Cảm giác thật y như… đi xem mắt lần đầu. Có điều, ‘đối tượng xem mắt’ ở đây không phải là một con người, mà là… một ngôi chùa, vậy thôi.

Bước vào trong một cánh cổng giản dị nhưng uy nghiêm là đập vào sừng sững trước mắt chúng mình một pho tượng Phật ngồi rất to, uy nghiêm, đẹp đẽ. Vị Phật có gương mặt còn khá trẻ, tay bắt một thế ấn lạ mắt, mà sau đó mình mới biết tượng khắc họa lại Đức Phật Thích Ca lúc Ngài bắt ấn chuyển pháp luân, thực hiện bài pháp giảng đầu tiên lúc Ngài chỉ khoảng giữa tuổi ba mươi lăm. Trên lòng bàn tay Ngài là bánh xe Bát Chánh Đạo, chỉ 8 con đường lành để đi giúp con người ta thoát khỏi sinh tử luân hồi. Buổi tối tháng 9, trời Ấn Độ còn khá oi ả. Vậy mà không gian trong khuôn viên chùa lại mát mẻ, thanh tịnh lạ lùng. Mình hơi rưng rưng trong lòng, tự nói, thôi, vậy là được rồi!
So với pho tượng đá to lớn áp đảo toàn bộ không gian chùa, ngôi chánh điện khá giản dị, khiêm nhường nhưng vẫn rất tao nhã, nhẹ nhàng. Một vị sư gầy gò nhanh nhẹn bước ra, tay bắt mặt mừng chào cả đoàn. Mình ngờ ngợ: “Dạ thưa, sư là sư Quang?” “Dạ, tôi Tường Quang đây.” Giọng nói sang sảng. Và đó là ấn tượng đầu tiên.

Tiếp theo đó là một loạt ấn tượng mà, đọng lại trong lòng chúng mình suốt buổi tối ấy là: thương thiệt là thương! Một vị tu hành nhìn khá khắc khổ, gầy gò, mà dáng vẻ thì nhanh nhẹn thôi rồi. Sợ sư nói chuyện với cả đoàn không đủ sức, mình định đưa chiếc micro kẹp thẳng vào bên tai thì sư khoát tay từ chối, nói thôi khỏi cô, tui ốm nhom vậy chớ giọng tui tốt lắm, mà nói to vậy chớ chẳng bị khan tiếng bao giờ!
Rồi cũng bằng cái dáng vẻ chơn chất, hịch hạc đó, sư Quang kể cho mọi người nghe về hành trình kỳ lạ sư đến với đất Ấn Độ. Sư Quang từ bé sức khỏe đã không tốt lắm, khoảng mười bốn tuổi thì nằng nặc xin cha mẹ cho đi xuất gia. Cha mẹ sợ không đủ khỏe để tu, sư khăng khăng, nói “Con vào tu sẽ hết bệnh!” Ai dè, cạo đầu xuất gia xong, thì… càng ngày càng khỏe lên thiệt!

Cứ ngỡ cuộc đời sẽ bình lặng trôi trong một ngôi chùa an tĩnh ở Việt Nam, một ngày nọ, duyên đưa sư Quang gặp một vị hòa thượng rất cao tuổi. Vị này đưa cho sư Quang… tờ 01 đô la Mỹ, rồi kêu “Qua Ấn Độ xây chùa đi con!” Sư Quang nghĩ chuyện quá xa vời, chắc là vị hòa thượng kia động viên tinh thần mình thôi, nên cũng bỏ qua và tiếp tục tu tập tại quê nhà. Ai dè mấy tháng sau duyên lại đẩy đưa, lần này gặp lại đúng vị hòa thượng đó. Vị ấy… khỏ lên đầu sư Quang vài cái rồi lại giục: “Đi qua Ấn xây chùa đi con!” Và lạ kỳ thay, từ hôm đó trở đi, đêm nào ngủ sư Quang cũng… nằm mơ thấy tượng Phật to thật to, áng ngữ cả không gian trước mặt mình!

Cảm thấy việc này quả thật có một cái duyên gì đó chưa hiển lộ, sư Quang bèn trình bày với sư phụ, và sau một thời gian, thì chính thức lên đường, … sang Ấn Độ thiệt! Hành trang trong tay nải có đúng… tờ 01 đô la Mỹ được gieo duyên hồi đó, và một tương lai mịt mù… không biết đi đến đất nào, làm gì… để có thể xây được một ngôi chùa!

Vậy mà duyên cứ đưa duyên. Cứ thế mà sư Quang đã trải qua chục năm tu học vất vả tại New Dehli, rồi rong ruổi dọc các miền đất Ấn Độ… Để một ngày đủ nắng đủ gió đủ duyên, sư đến đất Varanasi, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển pháp luân lần đầu tiên. Và duyên đã khiến cho sư tìm được một miếng đất đủ rộng…. Vậy mà các mạnh thường quân cũng từ từ đến, mỗi người góp một chút tay, cũng đủ mua được miếng đất này. Rồi tiền đâu mà xây chùa? Trong túi cũng chỉ có 01 đô la khởi duyên ngày đó. Thử thách trăm bề. Sư cười, “Có lúc động thổ xong, ai nấy rút về hết, còn có mình tui loay hoay với nguyên khu đất rộng mênh mông trống tơ trống toác!” Nhưng bạn tin được không, rồi từ từ duyên cũng tới, ai tới miếng đất, gặp ông sư gầy gò giọng sang sảng này cũng thương, đóng góp thêm một miếng… Và từ đó, ngôi chùa xác thực được hình thành! Và hơn nữa, chùa còn tạo ấn tượng vô cùng đẹp với khách viếng bái bởi pho tượng Phật Chuyển Pháp Luân cao 24 mét, nặng 1.200 tấn, được tạo tác bằng những khối đá sa thạch, thực hiện trong năm 2014.

Chùa khang trang, tao nhã, bên dưới tượng Phật Chuyển Pháp Luân còn thờ thêm hai vị Đại Thí Chủ trong thời kỳ Đức Phật tại thế, là Đức Ông Cấp Cô Độc (mà chúng ta hay nghe nhắc đến trong mấy phẩm kinh) và Bà Visaka. Ngoài ra, điều càng làm chúng mình xúc động, là trước sân có chạm tuuợng sừng sững một bên là Vua A Dục – Asoka, người có thể được xem là vị Đại Hộ Pháp của Phật giáo khi nhờ có công ông tìm đến các nơi Đức Phật từng trải qua các cột mốc quan trọng của cuộc đời, hay các nơi Phật từng đặt chân đến, và cho đặt các trụ đá hay bảng đá ghi lại dấu tích, mà sau này thế giới mới công nhận Đức Phật Thích Ca là một con người có thật trong lịch sử. Và một người nữa cũng được tạc tượng uy nghiêm trong sân chùa Đại Lộc, là Vua Trần Nhân Tông của Việt Nam, vị vua được người đời tôn kính gọi là Phật Hoàng, ông tổ của Phật giáo Thiền Tông Việt Nam. Đứng ngắm hai con người đặc biệt này đối diện nhau trong một không gian thiêng liêng nơi Đất Phật, tự nhiên trong lòng dâng lên những cảm xúc thương và kính…, thật khó tả!

Điều làm chúng mình ấn tượng mạnh mẽ không kém, là những dãy phòng ốc khang trang xếp dài khu vực phía sau chùa. Sư Quang đã nghĩ đến khả năng nhiều người Việt và nước ngoài cùng hội về tu tập, nên đã dành nhiều phần tâm sức xây khu lưu xá rất chỉn chu, tuy giản dị nhưng rất ổn để du khách có thể yên tâm tựu về lưu trú trong các chuyến đi hay các khóa tu. Dãy nhà ăn rộng rãi sạch sẽ cũng được sư Quang tự hào dẫn chúng mình đi xem. Đi tới đâu lòng yên tâm đến đó, và thêm một cảm giác nữa: đi tới đâu, càng thêm quý và thương vị tu hành này đến đó! Vị coi cơ ngơi này đúng nghĩa ‘Theo Duyên mà thành’, vị kể về nó một cách tự hào như mẹ kể về con mình, mắt sáng lấp lánh, một kiểu tự hào và niềm vui chơn chất “Mời bạn phủi chân bước vô nhà tui chơi” rất đậm chất miền Tây! Thế là không ai bảo ai, tất cả hành khách nhà MayQ Go, trong đó có cả chúng mình đều tự giác góp thêm một chút cúng dường cho sư tiếp tục duy trì mạch sống tốt đẹp này của ngôi chùa đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trên Đất Phật Chuyển Pháp Luân, cùng với lời hẹn: “Tụi con thực sự mong đưa được thật nhiều người Việt mình đến thăm bái nơi này, sư ơi!”

Nếu bạn thu xếp được, hãy cùng chúng mình có mặt trong chuyến đi đặc biệt này! Ngôi chùa mang cái tên Đại Lộc hẳn sẽ mang rất nhiều năng lượng lành cho những ai đang làm công việc kinh doanh. Sư Tường Quang cho biết, chùa có thờ ngài Thánh Tăng Tài Lộc của phái Phật giáo Nguyên Thủy là Ngài Maha Sivali, và cứ mỗi năm vào dịp rằm tháng 10 âm lịch như dịp chúng ta đến, chùa lại cúng dường rât nhiều tượng Thánh Tăng Tài Lộc để quý Phật tử hữu duyên có thể thỉnh về đặt trang trọng tại nơi mình cư ngụ. Nói vui, chùa còn được gọi là “Chùa 9 con số 9”, vì:

  • Người đảm trách xây chùa sinh năm 1969
  • Đất được mua năm 2009
  • Mua đất nhằm ngày 26/01, cộng lại cũng bằng 9
  • Lễ đặt đá xây chùa vào ngày 6/12, cũng… bằng 9
  • Tượng Đức Phật tại chùa cao 45 feet
  • Gối phải tượng Đức Phật sang gối trái dài 36 feet
  • Chùa có 54 phòng, 108 giường.
  • Lễ lạc thành (hoàn tất) chùa diễn ra ngày 6/12.

Một đời người có mấy lần được hữu duyên đến với vùng đất như thế này? Khi mọi cái đều là duyên, thì việc bạn có mặt hay không trên chuyến đi ấy cũng đều là duyên cả, bạn à… Vậy nên, nếu bạn thật sự khao khát được có mặt tại vùng đất này, trong chuyến này, thì hãy tự khởi duyên cho chính mình và những người thân thương của mình nha.

ĐẠI CỘNG HƯỞNG ẤN ĐỘ THÁNG 2/2024: HÀNH TRÌNH TỨ ĐỘNG TÂM THEO DẤU CHÂN PHẬT

Thời gian: 21/02 – 26/02/2024 (06 ngày 05 đêm)

Phương tiện: Máy bay

LIÊN HỆ: MayQ GO

Hoặc liên hệ Hotline/Zalo/Viber:

  • Mr. Nam: ‪0947538008‬
  • Ms Thùy Trân: 0889462181

Hẹn gặp mọi người trong các chuyến đi cùng với MayQ Go!

Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan