Từ bao đời nay, người dân vẫn truyền tai nhau về sự tích kỳ bí nhuốm màu sắc huyền thoại xung quanh ngọn núi Bà Đen về người con gái chết oan, 3 lần quay về báo mộng, hiển linh.
Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…
Câu chuyện huyền thoại luôn lôi cuốn du khách khi đến với địa danh tâm linh này, đó chính là sự tích về Bà Đen – nàng Lý Thị Thiên Hương con gái của ông Lý Thiện – quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – một người gốc Bình Định.
Truyền thuyết kể rằng, núi Bà Đen xưa kia có tên gọi là núi Một, trên đỉnh núi có tượng Phật bằng đá rất linh thiêng. Dân làng rủ nhau dọn đường lên núi để cúng Phật. Dòng người lên núi chiêm bái thường phải đi thành từng đoàn vì khi xưa dọc đường có rất nhiều thú dữ. Thuở ấy, nàng Thiên Hương vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương và là con của một nhà gia giáo, nên được rất nhiều người để ý. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô thường lên núi để lễ Phật. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi và cũng tỏ lòng cảm mến nàng.
Thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Trong một lần nọ Thiên Hương lên núi cúng Phật liền bị vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt đã xông gia đánh đuổi và cứu được nàng thoát khỏi bàn tay độc ác của tên quan nọ. Về nhà, cô thuật lại sự việc, để đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau, chành trai Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân ra trận, đánh đuổi Tây Sơn. Nàng hứa sẽ ở nhà, giữ trọn danh tiết chờ chồng. Khi Lê Sĩ Triệt tòng quân, ở nhà trong một lần lên núi lạy phật và thăm dưỡng nhà sư Trí Tân, thì lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết.
Trong lần báo mộng thứ nhất: nàng hiện về gặp nhà sư Trí Tân, trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa và kể lại hết sự tình: “Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị bọn gian tà đuổi bắt đến đây chẳng may té xuống hố chết. Nay ta đã trọn kiếp tu, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm xác ta đem chôn cất dùm”. Sau khi nghe hết câu chuyện, nhà sư bèn tỉnh dậy và cho người đi tìm thi thể nàng, đem về mai táng. Vì vậy nhà sư gọi nàng là nàng Đen và người đời sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.
Lần báo mộng thứ hai, là khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ chúa đến lính đều đói lả. Nghe nhân dân nơi đây, đồn về sự linh thiêng của bà Đen, trong cơn tuyệt vọng, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin phò trợ. Đêm đó, bà Đen xuất hiện trong mộng, chỉ đường thoát thân để chờ thời cơ khôi phục cơ đồ, thống nhất giang sơn.
Lần nhập xác hiển linh khi gặp gỡ Thượng Quốc công – Lê Văn Duyệt. Chuyện chẳng là vị quan này có nghe đến sự linh thiêng của bà Đen nên đã quyết tâm tìm hiểu và hứa rằng, sẽ dâng sớ vua và phong chức cho cô nàng họ Lý này nếu cô hiển linh. Vào một ngày nọ nàng Lý Thị Thiên Hương quả thực đã nhập vào xác của một cô gái để trò chuyện với Quốc công về tương lai của vị quan tài giỏi này và nỗi oan khuất của mình, chưa được gặp lại và chung sống với chồng, đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế. Ngay sau đó, Quốc công Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, tạc tượng để thờ và ngụ ở núi Một, nay đổi tên thành núi Bà Đen.
Và sự tích 3 lần báo mộng hiển linh của nàng Lý Thị Thiên Hương được lan truyền khắp mọi nơi, cùng với tín ngưỡng tâm linh của người Việt – thường những người đã mất oan, họ rất linh thiêng nên tiếng lành đồn xa, dân chúng ở khắp các nơi đã về với Tây Ninh để vừa vãn cảnh, vừa cúng bái, cầu tài lộc và bày tỏ lòng tôn kính với vị thánh bà này.
Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
– Nguồn: Tổng hợp và sưu tầm –
Đại cộng hưởng tháng 04/2024: TRỞ VỀ TÍNH KHÔNG
– Thời gian: CHỦ NHẬT (07/04/2024)
– Địa điểm: Bình Dương – Tây Ninh
– Hạn cuối nhận đăng ký: 15/03/2024
(Hạn cuối đăng ký có thể kết thúc sớm hơn ngay khi MayQ Go nhận đủ số lượng khách. Hoặc cũng có thể kéo dài hơn, nếu chưa đủ số lượng. Bạn cứ liên lạc với MayQ Go để được tư vấn về lịch trình khi cần nhen).
LIÊN HỆ: MayQ GO
– Website: https://mayqgo.com.vn/
– Facebook: https://www.facebook.com/MayQGo/
Hoặc liên hệ Hotline/Zalo/Viber:
– Ms Thùy Trân: 0889462181
– Mr. Nam: 0947538008