Search
Close this search box.

TỊNH VỚI ĐẤT THIÊNG NEPAL

TỊNH VỚI ĐẤT THIÊNG NEPAL

Là vùng đất nằm giữa hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, tuy vậy Nepal lại tỏ ra không hề kém cạnh, bởi nơi đây có những bảo vật văn hóa, lịch sử đặc biệt, và bao trùm lên tất cả, là nguồn năng lượng tâm linh vô cùng đậm đà. Vì thế, bên cạnh dòng tour Đại cộng hưởng, tour AN… đã quá quen thuộc với đại đa số khách hành hương của nhà MayQ, kể từ năm 2024 này, nhà MayQ mở ra thêm một dòng tour mới: tour TỊNH.

Ở nhà MayQ, tụi mình định danh dòng tour TỊNH là nương nhờ năng lượng đặc biệt của những vùng đất thiêng trong ngoài nước, trên thế giới để tối ưu hóa năng lượng cộng hưởng của các thời khóa tu tập cùng nhau tại các vùng đất thiêng liêng ấy. Và cũng vì tính chất này, dòng tour TỊNH hướng đến nhóm đối tượng là những người đã có hành trì tu tập qua, đã hiểu và cùng đi được trọn vẹn các thời khóa tu tập hàng ngày; các vị khách quen thuộc với những hành trình tu tập của nhà MayQ qua các dòng Đại cộng hưởng hay dòng AN, hay các học viên các Series về Quản trị cuộc sống với Nhân số học, và mong muốn được cùng nhau có những thời tu tập mạnh mẽ và đậm đà hơn trong các chuyến đi.

Với những yếu tố đặc sắc về cảnh quan, dồi dào về năng lượng, đậm đà về văn hóa, linh thiêng về tín ngưỡng…, Nepal đã được nhà MayQ chính thức chọn lựa đưa vào làm hành trình mở đầu nhánh tour TỊNH. Chuyến TỊNH Nepal dự kiến diễn ra trong 5 ngày, từ 27/4-2/5/2024.

Sau chuyến khảo sát vào cuối tháng 11/2022, tụi mình đã lên được một lịch trình hoàn thiện và chi tiết về những điểm đến trong chuyến hành trình, đủ để mọi người có một chuyến đi đặc biệt với những trải nghiệm mới mẻ, thú vị và đầy lợi lạc.

BẢO THÁP BOUDHANATH

Bảo tháp Boudhanath là một Di sản Văn hóa Thế giới được Tổ chức UNESCO công nhận từ 1979. Nằm ở vùng ngoại ô phía đông bắc Nepal, cách trung tâm Kathmandu khoảng 11 km, Bảo Tháp Boudhanath là một đại đàn tràng – một chiếc Mandala khổng lồ giữa lòng Kathmandu. Điều này khiến cho công trình trở thành một trong những bảo tháp hình cầu lớn nhất ở Nepal.

Tương truyền, Boudhanath được thành lập bởi vua Śivadeva của vương quốc Nepal cổ là Licchavi (590–604). Nơi đây cũng nằm trên tuyến đường giao thương cổ đại của Nepal và Tây Tạng, đó cũng là nguyên do mà có rất nhiều thương nhân dừng chân tại đây để cầu nguyện. Bảo Tháp Boudhanath này cũng được mệnh danh là bảo tháp lớn nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.

Đường kính của bảo tháp vô cùng rộng lớn, hơn 100m và khoảng cách giữa hai bức tường lớn bằng chiều dài của một sân bóng đá. Chiều cao của bảo tháp lên tới 36 mét, với những cấu trúc vô cùng tinh xảo. Cả đoàn sẽ có thời cộng hưởng đầu tiên sáng tại đây. Nếu đủ duyên, đoàn có thời lễ bên trong tu viện tại Bảo tháp do các thầy tại tu viện cử hành lễ. Sau đó tiếp tục tự do tham quan, mua sắm vật phẩm, đồ lưu niệm… xung quanh khu vực Bảo tháp.

⛰ QUẦN THỂ TU VIỆN THRANGU TASHI YANGTSE

Quần thể tu viện Thrangu Tashi Yangtse, được biết đến phổ biến với tên gọi NAMO BUDDHA, tu viện uy nghi, trầm mặc nằm cách Bảo tháp Boudhanath khoảng 40 km. Nằm trên vùng đất cao, đây là một vùng dễ chịu và yên tĩnh với cảnh quan tuyệt đẹp, mênh mang hùng vĩ. Cả đoàn có thời cộng hưởng thứ hai tại đây: đọc kinh, lạy sám hối, đi kinh hành, thời thiền đón hoàng hôn nơi núi non tuyệt đẹp…

⭐️ BẢO THÁP SWAYAMBHUNATH:

Bảo Tháp Vàng Swayambhunath thiêng liêng tọa lạc trên ngọn đồi hình nón, cổ xưa và bí ẩn nhất trong các đền thờ của thung lũng Kathmandu. Mái vòm trắng và ngọn tháp vàng lấp lánh cao đến nỗi người dân có thể nhìn thấy chúng cách xa nhiều dặm và thậm chí là nhìn thấy được từ thung lũng bên cạnh.

Những bản ghi chép lịch sử khắc trên đá được tìm thấy cung cấp các bằng chứng về việc bảo tháp này là một địa điểm hành hương quan trọng của các tín đồ Phật giáo từ thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Bảo Tháp này có nguồn gốc xuất hiện còn sớm hơn cả khi các tín đồ nhà Phật đặt chân vào thung lũng. Vào thế kỷ 15, Đức tăng Swayambhu Purana đã kể rằng, ngày xưa có một loại hoa sen kỳ diệu được trồng bởi một vị Đức Phật, hoa sen này đã nở rộ trong hồ và sau đó lan ra bao phủ khắp cả thung lũng Kathmandu. Hoa sen này phát ra ánh sáng rất bí ẩn, dần dần sau này người dân đã đặt tên cho hồ nước này là Swayambhu, có nghĩa là ‘Tự Sinh hay Tự Tồn Tại”. Các vị tăng lữ, các nhà hiền triết và thậm chí nhiều vị Bồ Tát của Phật Giáo đã đến đây nhờ vào ánh sáng thuần khiết của hoa sen này để giác ngộ thêm con đường tu đạo của mình.

Tại đây, cả đoàn sẽ đi kinh hành vòng rộng xung quanh Đại Bảo tháp.

Tương truyền rằng, do độ linh thiêng và năng lượng đặc biệt của Bảo tháp Swayambhunath, mà những ai đủ duyên và đủ kiên trì đi nhiễu – đi kinh hành vòng rộng xung quanh khu Đại Bảo tháp này được 13 vòng, với tổng chiều dài đường đi 52km (tương đương chiều dài một vòng kora vòng ngoài núi thiêng Kailash), đi trong vòng 24 tiếng đồng hồ, sẽ có thể vượt qua nhiều thử thách trở ngại về mặt ‘vô vi’ trong cuộc sống. Mỗi một vòng có chiều dài tầm 4km. Trong chuyến đi, tụi mình khuyến khích mọi người cố gắng đi được tối thiểu 3 vòng. Sau đó tập trung tại một tu viện trong khu vực để làm buổi cộng hưởng thứ ba.

Sau thời cộng hưởng này, những ai quyết tâm đi tiếp các vòng sau sẽ chủ động lượng sức mình để đi tiếp các vòng kế tiếp, miễn sao đảm bảo từ vòng đầu tiên đến vòng cuối cùng còn nằm trong khung giới hạn 24 giờ là đạt yêu cầu. Xen kẽ giữa những vòng kora, chúng ta có thể tự do nghỉ mệt ven đường, quan sát đời sống sinh động đang diễn ra trong thực tế, dọc theo đường đi: nào là trường học, tu viện, chợ búa, hàng quán…, cho đến nhà tang lễ. Một vòng sinh tử đã được thu nhỏ trong một vòng kora diễn qua quan Bảo tháp Swayambhunath. Chúng ta được khuyến khích đi thành các số vòng lẻ: 1-3-5-7-9-11-13 vòng, vừa đi vừa niệm các bản Mantra hợp duyên với mỗi người.

Những ai không đủ sức khỏe tự lượng sức mình, có thể dành thời gian còn lại trong ngày để tự do tu tập, vãn cảnh, mua sắm vật phẩm tâm linh, đồ lưu niệm…

☄️ POKHARA:

Pokhara là thủ phủ du lịch của Nepal. Đây là thành phố trung ương, đông dân thứ hai sau thủ đô Kathmandu. Pokhara cách thủ đô Kathmandu 200km về phía Tây. Là thành phố nằm trên độ cao biến thiên từ 827m ở mạn Nam đến 1.740 mét ở mạn Bắc so với mặt nước biển. Từng là một trong những tuyến đường quan trọng trên “Con Đường Tơ Lụa” trứ danh, đường thương mại quan trọng giữa Ấn Độ và Tây Tạng. Pokhara được biết đến nhiều nhất với khung cảnh tuyệt đẹp của dãy Annapurna, nằm cách thành phố chỉ 24–56 km.

Pokhara còn được gọi là Thành phố Hồ ở Nepal do những hồ nước đẹp như tranh vẽ nằm giữa những ngọn núi phủ tuyết, bao quanh là hàng cây xanh tốt. Có 9 cái hồ được bao quanh bởi hơn 20 ngọn núi tuyệt đẹp đã khiến Pokhara trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và đầy chất thơ. Khách thập phương yêu mến Pokhara bởi khung cảnh sông nước hữu tình khiến tâm trí được thư giãn, thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Không màu mè cũng như không ồn ã, nhưng Pokhara mang một vẻ đẹp riêng, như một cô gái miền núi, giản dị nhưng đầy quyến rũ vô cùng. Mọi thứ, ở đây nhỏ nhặt và đơn sơ, mộc mạc, mang đậm vẻ đẹp của người Châu Á. Vẻ đẹp thanh bình của Pokhara đã trở thành điểm đến của nhiều người đam mê du lịch. Từ những món ăn, từng ngôi nhà, cảnh vật, văn hóa và tín ngưỡng, tất cả đều mang đến cho khách du lịch một cảm giác ấm áp đến lạ thường.

⛰ ĐỈNH THẦN SHIVA:

Pumdikot là một trạm đồi gần Pokhara ở huyện Kaski của tỉnh Gandaki. Nơi này có điểm ngắm cảnh ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, và sừng sững tọa lạc trên đỉnh núi, là ngôi đền thờ đạo Hindu với đại tượng thần Shiva cao thứ hai ở Nepal, với tổng chiều cao 33m tính cả tượng và đế tháp sptupa bệ bên dưới, được khắc họa bằng lòng tôn kính và tất cả sự tinh xảo của những người thợ thủ công sùng đạo.

Chúng ta kính đảnh lễ Thần Shiva tại đây. Tự do tham quan, kinh hành, thiền tĩnh tâm…, hoặc ung dung tự tại phóng tầm mắt nhìn về nơi xa, bởi từ góc nhìn trên đỉnh đồi này, ta có thể nhìn thấy thung lũng Pokhara, Hồ Phewa, dãy Himalaya và World Peace Stupa – Chùa Hòa bình Thế giới.

☄️ ĐẠI BẢO THÁP WORLD PEACE STUPA – CHÙA HÒA BÌNH THẾ GIỚI:

Bảo tháp Shanti ở Pokhara được xây dựng bởi tu sĩ Nipponzan-Myōhōji Morioka Sonin cùng với những người ủng hộ địa phương dưới sự hướng dẫn của Nichidatsu Fujii, một tu sĩ Phật giáo và người sáng lập Nipponzan-Myōhōji – trường phái Nhật Liên Tông tại Nhật Bản. Shanti là một từ tiếng Phạn có nghĩa là Hòa bình, cũng được sử dụng rộng rãi trong tiếng Nepal và tiếng Hindi, còn Shanti Stupa có nghĩa là Chùa Hòa bình. Đền thờ Shanti Stupa được xây dựng như một biểu tượng của hòa bình. Nằm ở độ cao 1.100 mét trên Đồi Anadu, ngài Nichidatsu Fujii đã đặt viên đá nền cùng với xá lợi của Đức Phật vào Bảo tháp vào ngày 12 tháng 9 năm 1973.

Nepal có hai trong số 80 ngôi chùa hòa bình trên thế giới: Bảo tháp Shanti ở Lumbini, nơi sinh của Đức Phật và Bảo tháp Shanti ở Pokhara. Là một phiên bản giống hệt như phiên bản Chùa Hòa bình Thế giới tại khu vực Vườn Lâm Tì Ni, Nepal, World Peace Stupa tại Pokhara tọa lạc trên một vùng đồi cao, bốn bề thoáng đãng, mênh mông thanh tịnh. Nhìn xa xa, là rặng Annapurna của dãy Himalaya thiêng liêng, nhìn ở một góc khác, là toàn cảnh thành phố Pokhara và Hồ Phewa.

Thời đại cộng hưởng chính thức cuối cùng được diễn ra tại đây. Chúng ta sẽ dành năng lượng thanh lành nhất để trải qua thời thiền đón hoàng hôn, khép lại hành trình.

Hiện tại tụi mình đã hoàn thiện một lịch trình chi tiết cho chuyến đi, nhà mình ai quan tâm đến chuyến đi này, có thể liên lạc với MayQ Go theo thông tin bên dưới, để được các bạn Admin tư vấn nhen.

Mong hữu duyên gặp nhà mình trong chuyến hành trình TỊNH đầu tiên của MayQ, với điểm đến là Nepal.

Gửi niệm lành cho tất cả!

(11.03.2024, MayQ Team)

#TỊNH
#Nepal
#MayQGo

Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan