Search
Close this search box.

NHỮNG NGÔI CHÙA Ở YÊN TỬ GẮN VỚI CUỘC ĐỜI PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

NHỮNG NGÔI CHÙA Ở YÊN TỬ GẮN VỚI CUỘC ĐỜI PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

Ở Núi thiêng Yên Tử, có rất nhiều ngôi chùa tháp đã ghi dấu hành trình của Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ lúc khởi hành vượt kinh đô đến Yên Tử tu tập, thành đạo. Trong đó không thể không nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Suối Tắm, nơi Ngài dừng lại tắm giặt, rũ sạch bụi trần; hay chùa Cầm Thực, nơi Phật hoàng uống nước suối thay cơm; chùa Giải Oan, nơi các cung nữ gieo mình khi không thuyết phục được Ngài về kinh đô; chùa Lân, chùa Hoa Yên, nơi Ngài thuyết pháp. Những ngôi chùa trên, đều là những địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử, và có trong lịch trình đến Yên Tử cuối năm 2023 này của nhà MayQ. Đến đây, chắc chắn rằng, mọi người ai cũng sẽ có những cảm giác đặc biệt cho riêng mình.

Chùa Suối Tắm

Từ khi vùng đất Yên Tử có những vị tăng sĩ đến tu hành và lập chùa, am thờ Phật, chùa Suối Tắm vẫn thường được gọi là cửa rừng và được truyền tụng trong dân gian là nơi ngăn cách giữa cõi Phật với cõi trần ai. Trước chùa có một dòng suối trong mát bên những tán cây cổ thụ. Tương truyền rằng hơn 700 năm trước, khi vua Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành, có lần Ngài cùng với đệ tử Bảo Sái nghỉ chân lại bên suối và xuống tắm ở đây. Có lẽ cũng từ đó, Suối Tắm mang ý nghĩa gột sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật.

Chùa Cầm Thực

Chùa Cầm Thực tọa lạc trên một đỉnh núi tròn như mâm xôi ở về phía trái lộ trình vào Yên Tử. Chuyện kể rằng, sau khi vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sái sau khi xuống suối tắm gội sạch bụi trần ở chùa Suối Tắm, tiếp tục lộ trình vào Yên Tử. Trời đã sang trưa, Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời Thầy dùng bữa mới sực nhớ suất ăn của hai Thầy trò đã bố thí cho người hành khất trên đường. Vua Trần vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay cơm rồi nghỉ trưa tại ngôi chùa này.

Để ghi lại sự tích trên, người xưa dựng chùa đặt tên là ‘Cầm Thực’, nghĩa là không ăn, như thế khắc ghi đức bố thí cứu độ chúng sinh của Vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.

Ngoài ra, chùa Suối Tắm còn có tên khác là “Linh Nhâm Tự”. Linh Nhâm là một vị Thiền sư có công xây dựng và trụ trì nhiều năm ở chùa này. Chùa xưa được dựng vào thời Trần, theo thời gian chỉ còn lại dấu tích và đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan tựa lưng vào núi Ngọc, một ngọn núi thuộc Tổ sơn Yên Tử. Trước chùa là dòng suối Giải Oan. Ngôi chùa gắn liền với sự tích khi Phật hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, triều đình khi ấy đã cho các cung tần mỹ nữ đi theo để cầu xin thượng hoàng trở về, nhưng nhà vua đã quyết ở lại Yên Tử và còn khuyên họ trở về. Để tỏ lòng trung với vua, các cung tần mỹ nữ đã trẫm mình xuống dòng Hồ Khê ngay chân núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông vô cùng thương xót đã cho lập Đàn tràng làm lễ giải kết oan hồn các Cung Tần Mỹ Nữ. Nơi lập tràn đàn tràng giải oan về sau được dựng thành chùa Chùa Giải Oan, dòng Hồ Khê được gọi là suối Giải Oan là từ nghĩa ấy.

Theo Phật giáo, giải oan là cởi bỏ các mối kết buộc oan trái để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Hành trình từ suối Giải Oan lên Yên Tử, chùa Giải Oan được xem là là nơi cởi bỏ các mối kết buộc oan trái, diệt trừ mọi phiền não, khổ đau nơi trần thế trước khi đi tiếp lên Cõi Phật.

Chùa Lân

Chùa Lân hay còn gọi Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa nằm trên một quả núi giống hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, nên chùa được đặt tên theo dáng núi.

Năm 1293, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên vốn có tên là Vân Yên (mây khói), tên chùa được đặt với hàm ý: Chùa tận trên núi cao quanh năm mây phủ, mây lững lờ trôi, trắng nhẹ như mây khói trên núi. Từ khi Vua Lê Thánh Tông lên vãn cảnh, thấy sắc hoa tươi đẹp nên cho đổi là chùa Hoa Yên. Chùa Hoa Yên ở độ cao 535m so với mực nước biển, là ngôi chùa chính của cả hệ thống chùa ở Yên Tử. Trên 700 năm trước, ngôi chùa là một thảo am, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng giảng đạo.

Những ngôi chùa trên, đều là những ngôi chùa gắn liền với cuộc đời tu đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng là những nơi có giá trị lịch sử linh thiêng đối với người dân đất Việt chúng ta. Đến Yên Tử lần này, là một lịch trình rất đặc biệt mà chúng mình vô cùng tâm đắc, chắc chắn, sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm đáng nhớ và lợi lạc trong những ngày cuối năm.

Để hiểu rõ chi tiết lịch trình, cả nhà vui lòng liên hệ với MayQ Go chúng mình để được tư vấn nhen!

Gửi niệm lành cho tất cả,

MayQ Team


HÀNH TRÌNH ĐẠI CỘNG HƯỞNG YÊN TỬ: VỀ MIỀN PHÚC ĐỊA 2023

Thời gian: 22 – 24/12/2023

Địa điểm: Hải Dương – Quảng Ninh

Chia sẻ:

Bài Viết Liên Quan

TỪ LƯƠNG HOÀNG SÁM: ‘SÁM HỐI’ LÀ GÌ?

TỪ LƯƠNG HOÀNG SÁM: ‘SÁM HỐI’ LÀ GÌ?

[Từ #Lương_Hoàng_Sám]Vị Sư cô đầy uyên bác mà mình hữu duyên được gặp gỡ và chỉ giáo một số điều thật sự ‘thậm thâm vi diệu’ từ pháp Phật, một ngày cô dặn mình, con về, cố gắng kiếm thời gian mà ngồi nghiền ngẫm lại thật kỹ bộ Lương Hoàng Sám nha.Cái cách mà Sư

Xem thêm »